Cùng đó, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến tích cực về tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa, tác phong làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên, sinh viên và học sinh toàn ngành.
![]() |
Ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trao giải thưởng cho các tác giả. |
Được phát động từ tháng 5/2019, cuộc thi “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác” lần thứ III, năm học 2019-2020 đã thu hút số lượng lớn cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên tham gia.
Ban tổ chức đã nhận được gần 10.000 bài dự thi các cá nhân, đơn vị ở 63 tỉnh, thành trên cả nước. Nhiều bài viết đã để lại những xúc cảm sâu sắc bởi những tấm gương tâm huyết, sáng tạo luôn hết lòng vì học trò, vì sự nghiệp giáo dục của các nhà giáo. Có cả những tấm gương của những học sinh nhỏ tuổi qua góc nhìn của thầy cô.
Ban tổ chức đã quyết định trao 14 giải (gồm giải cá nhân và tập thể), bao gồm 1 giải Nhất; 2 giải Nhì; 3 giải Ba; 5 giải Khuyến khích; 1 nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải; 2 giải cho tập thể có số lượng bài dự thi lớn và đạt chất lượng tốt.
Cụ thể, giải tập thể thuộc về Sở GD-ĐT Lạng Sơn và Sở GD-ĐT Đồng Tháp.
![]() |
Về giải cá nhân, ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất cho tác giả Lê Trầm Phương Thanh (giáo viên Trường THCS Võ Thị Sáu, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) với tác phẩm: “Học sử qua bài hát và những chuyến đi”.
Cô Thanh cho biết, tác phẩm của mình viết về hoạt động giáo dục Lịch sử do thầy giáo Nguyễn Hữu Nhân, giáo viên dạy Lịch sử khởi xướng. Thầy Nhân là người mà cô Thanh từng nhiều năm cộng tác trong bộ môn Lịch sử để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cho học sinh.
“Tác phẩm nhầm hướng tới ước muốn lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh, tìm hiểu về lịch sử đấu tranh, bảo vệ, xây dựng đất nước của những người đi trước. Qua đó, khơi dậy lòng yêu thích học Lịch sử của học sinh và từng bước rèn luyện kỹ năng sống cho các em...”, cô Thanh chia sẻ.
Với tác phẩm của mình, đặc biệt là sau cuộc thi, cô Thanh mong muốn sẽ có thêm nhiều giáo viên tham gia phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa trong và ngoài địa phương; tích cực đổi mới nâng cao chất lượng môn học, đổi mới trong cách giảng dạy để tạo hứng thú, thu hút học sinh…
![]() |
Trao giải cuộc thi viết về những gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác |
Cùng đó, ban tổ chức cũng trao 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích
Cũng tại buổi lễ, ban tổ chức tiếp tục phát động cuộc thi viết lần thứ IV, năm học 2020-2021. Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 18/9/2020 đến hết ngày 28/02/2021 theo đường bưu điện.
Hải Nguyên
Với tổng số học sinh là 322 em, 90% học sinh là người Khơ Mú có hoàn cảnh nghèo đặc biệt khó khăn giáp biên giới Việt – Lào cùng bước vào khai giảng năm học mới.
" alt=""/>Nữ giáo viên Đồng Tháp giành giải Nhất viết về tấm gương làm theo lời BácCụ thể, điểm sàn Trường ĐH Bách khoa, Đại học Đà Nẵng (DDK) từ 15 đến 18. Trong đó, ngành Công nghệ thông tin (chất lượng cao - ngoại ngữ Nhật; chất lượng cao đặc thù - hợp tác doanh nghiệp; đặc thù - hợp tác doanh nghiệp; chất lượng cao đặc thù - hợp tác doanh nghiệp chuyên ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo) và ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá có mức điểm sàn xét tuyển cao nhất là 18 điểm, bình quân các ngành đều tăng từ 1-3 điểm so với năm 2019. Các ngành còn lại có điểm sàn xét tuyển từ 15-17 điểm.
Điểm sànTrường ĐH Kinh tế, Đại học Đà Nẵng (DDQ): Ngành Quản trị Kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế và Quản trị khách sạn đều có điếm sàn xét tuyển cao nhất là 18 điểm, cả 4 ngành này đều tăng 3 điểm so với năm 2019. Các ngành còn lại như Kinh tế, Quản lý nhà nước, Kinh doanh thương mại, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Luật… có điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
Điểm sànTrường ĐH Sư phạm, Đại học Đà Nẵng(DDS): 17 ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên có điểm sàn từ 17,5 đến 18,5; các ngành còn lại (Hoá học, CNTT, Văn học, Lịch sử, Địa lý học, Việt Nam học, Tâm lý học, Công tác xã hội, Báo chí, Quản lý tài nguyên và môi trường) có mức điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
Điểm sànTrường ĐH Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng(DDF): Điểm sàn ngành Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Pháp và Sư phạm tiếng Trung là 18,5 điểm; điểm sàn ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc đều có điểm sàn xét tuyển là 17 điểm (tăng 2 điểm so với năm 2019). Các ngành còn lại có mức điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
Điểm sànTrường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng(DSK): Ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp có điểm sàn xét tuyển cao nhất 18,5 điểm; Công nghệ Kỹ thuật Ô tô 17 điểm (tăng 2 điểm so với năm 2019), tiếp đến là ngành CNTT có điểm sàn xét tuyển là 16 điểm (tăng 1 điểm so với năm 2019). Các ngành còn lại có điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
Điểm sàn Trường ĐH CNTT và Truyền thông Việt-Hàn(VKU) và Khoa CNTT và Truyền thông(DDI): Ngành CNTT, Công nghệ Kỹ thuật máy tính và Quản trị Kinh doanh cùng có điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
Điểm sànKhoa Y Dược, Đại học Đà Nẵng(DDY): Ngành Y khoa và Răng-Hàm-Mặt có điểm sàn xét tuyển cao nhất là 22 điểm, tiếp đến là ngành Dược học có điểm sàn xét tuyển là 21 điểm, ngành Điều dưỡng có điểm sàn xét tuyển là 19 điểm.
Điểm sànPhân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kontum(DDP) từ 14 đến đến 18,5. Ngành Giáo dục Tiểu học có điểm sàn cao nhất là 18,5. Các ngành còn lại có điểm sàn là 14 điểm (như năm 2019).
Điểm sànViện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh(DDV): Ngành Quản trị và Kinh doanh quốc tế, Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Khoa học Y sinh, Khoa học Dữ liệu (đặc thù) đều có điểm sàn xét tuyển là 17 điểm (tăng 2 điểm so với năm 2019).
Theo ĐH Đà Nẵng, chất lượng tuyển sinh vào các trường ĐH thành viên, đơn vị đào tạo trực thuộc năm nay tiếp tục được chú trọng, điểm sàn xét tuyển phần lớn các ngành đều tăng cao (bình quân tăng từ 1-3 điểm so với năm 2019), các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên và nhóm ngành sức khỏe đều tuân thủ đúng quy định của Bộ GD&ĐT về điểm sàn xét tuyển.
Kiều Oanh
Từ ngày 19/7, thí sinh bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Thời gian để thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến kéo dài trong 7 ngày.
" alt=""/>Điểm sàn các trường thành viên Đại học Đà Nẵng cao nhất 22 điểmMẹ ơi xin mẹ một lần
Để con lấy nước rửa chân cho Người
Nát bằm những nét phác đời
Bao nhiêu sần sẹo ngày nuôi con khờ
Ngón này còn nửa móng thô
Xưa đêm con sốt mẹ mò lá nam
Đá dăm gạch nhọn gai dằm
Ngón chân mất nửa sẹo sần còn nay
Ngón mềm vất vả bao ngày
Trở nên cứng bởi đắng cay quá nhiều
Gót chân in sợi nắng chiều
Sợi dài sợi ngắn liêu xiêu bước đường
Bàn chân dẫm gió đi sương
Thịt mòn gân nhão xót thương ngón gầy
Da mồi run rẩy bàn tay
Mặt trời thu nắng cuối ngày ngoài hiên
Bàn chân con trắng, da mềm
Đường gai mẹ dẫm con êm bước hồng
Mảnh đau mẹ giấu trên đồng
Cho con đi giữa mênh mông phố, cười
Mẹ ơi ơn Mẹ một đời
Con xin được rửa chân Người từ nay
SAU BAO NẮNG GIÓ
Tặng Người một nhánh cỏ gầy
Câu thơ mượn lại bóng mây che mình
Đốt đêm đợi trắng bình minh
Tìm hoài chỉ thấy mỗi mình mình
thôi
Người giờ ngái thẳm chân trời
Có nghe tiếng cỏ ru hời bóng trăng
Rằng xưa một kẻ hẹn rằm
Bỏ đi để lại tháng năm không mùa
Nhân tình thua thắng thắng thua
Phù hoa trăm nẻo bỏ bùa lời yêu
Ngất say ánh sáng mỹ miều
Tỉnh ra tay đã quá nhiều sợi đau
Cuối chiều vịn chút hoa lau
Lòng quê giờ cũng nát nhàu tiếng quê
Sau bao gió nắng tìm về.
Nghe chuông chùa thỉnh lời thề an nhiên
Vũ Tuyết Nhung(Nga Sơn, Thanh Hóa)
" alt=""/>Rửa chân cho mẹ